Dưa món chua ngọt

Dưa món chua ngọt

  • Nguyên liệu:
    • Cà rốt: 2 củ
    •  Dưa leo: 2 quả
    •  Đu đủ xanh: 1 quả
    •  Su hào: 2 củ
    •  Củ kiệu: 200 gr
    •  Ớt: 5 quả
    •  Tỏi: 1 củ
    •  Nước mắm Vạn Phần: 375 ml
    •  Giấm trắng: 125 ml
    •  Đường: 375 gr
    •  Muối
  • Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà rốt, su hào, củ cải trắng và đu đủ: gọt bỏ vỏ rồi dùng dao thái nhỏ hoặc có thể thái thành từng khoanh tùy ý.
  • Củ kiệu và hành tím: làm sạch bằng cách cắt bỏ rễ, lột vỏ bên ngoài rồi rửa với nước sạch và để cho ráo.
  • Bên cạnh những cách cắt thái thành khoanh thông thường, bạn có thể tạo hình chúng thành nhiều hình dạng khác nhau như tỉa hoa ...
  • Ngâm các loại rau củ đã làm sạch ở phía trên trong một chậu nước có pha thêm chút muối. Bạn ngâm như vậy trong khoảng chừng 20 đến 25 phút rồi rửa chúng lại với nước, nhớ thực hiện việc rửa khoảng 1 đến 2 lần để loại được tối đa độ hăng có trong rau củ, vì chỉ có như vậy thì mới tạo ra thành phẩm sau cùng thơm ngon hơn.

Bước 2: Phơi nắng

  • Bước tiếp theo bạn cần phơi nắng các loại rau củ trên trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Bạn cũng cần lưu ý rằng không được phơi đến khi rau củ trở nên quá héo nhé vì như vậy món ăn sẽ không được ngon và khi phơi cũng cần phải chọn những nơi có ít khói bụi nhất để đảm bảo được vệ sinh.
  • Mẹo nhỏ: Nếu trường hợp bạn không có nhiều thời gian để thực hiện công việc phơi nắng thì bạn có thể thay thế bằng cách cho rau củ vào lò nướng và thực hiện sấy khô ở mức nóng 100 độ C.

Bước 3: Làm nước để thực hiện khâu ngâm dưa món

  • Chọn loại nồi có kích cỡ vừa đủ rồi cho vào nồi đun khoảng 600ml nước mắm Vạn Phần cùng với khoảng 600g đường trắng, bạn nêm thêm vào đó 2 muỗng cà phê bột ngọt nữa. Sau đó chỉ cần đợi cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội.

Bước 4: Thực hiện làm dưa món

  • Khi quan sát thấy các nguyên liệu đã được phơi khô ráo hoàn toàn rồi thì bạn cho chúng vào bình thủy tinh có nắp đậy kín.
  • Lấy bình thủy tinh tráng qua một lớp hỗn hợp nước mắm nguội đã chuẩn bị ở bước trên, công việc này rất cần thiết vì nó giúp cho dưa món giữ được lâu hơn. Sau đó bạn lần lượt sắp rau củ vào bình
  • Đổ phần hỗn hợp nước mắm vào bình và hãy lưu ý điều chỉnh lượng nước mắm đường vừa phải sao cho phần nước phải ngập qua hết các loại rau củ. Ngoài ra, có thể dùng lưới hoặc đũa chẻ để chèn vào không cho bất kỳ rau củ nào bị nổi lềnh bềnh lên trên mặt nước mắm.
  • Đậy nắp bình thật kín, đặt ở nơi có không khí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sau khoảng từ 2 đến 3 ngày là món ăn đã dần dần bắt đầu ngấm đậm gia vị và có thể dùng được.

Thành phẩm: Sau khi ngâm khoảng chừng 2 đến 3 ngày thì rau củ sẽ thấm nước mắm và nở dần ra. Cách làm dưa món ngâm nước mắm tuy khá đơn giản nhưng bạn cũng cần phải rất kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn các loại nguyên liệu và pha nước mắm sao cho độ mặn ngọt vừa phải. Dưa món ngâm nước mắm thường được ăn kèm trong những bữa chính hoặc cũng có thể ăn chung với chả lụa, bánh chưng và bánh tét để trọn vị món ăn hơn.

 

   Nước mắm cốt nhĩ Vạn Phần là sản phẩm truyền thống đạt chất lượng cao khi được áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại vào quy trình sản xuất và chiết rót thành phẩm. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do đạt các chỉ tiêu khắt khe mà thị trường này đề ra:

  • Hàm lượng Histamin <300 mg/lít (theo tiêu chuẩn Codex hàm lượng Histamin phải nhỏ hơn 40mg/100g (400mg/lít) nước mắm trong mọi đơn vị mẫu được phân tích);
  • Clostridium không quá 30 cfu/mg (chỉ tiêu về vi sinh vật);
  • Thành phần chỉ có duy nhất cá cơm tươi và muối biển sạch mà ko bao gồm bất kì 1 phụ gia nào khác!
← Bài trước Bài sau →