TẠI SAO NƯỚC MẮM LẠI LÀM TỪ CÁ CƠM?

TẠI SAO NƯỚC MẮM LẠI LÀM TỪ CÁ CƠM?

Trong các loài cá phổ biến dùng để làm nước mắm thì cá cơm là loài cá duy nhất có tỷ lệ vàng giữa khối lượng thịt và ruột cá. Do đó, sau quá trình ủ chượp, nước mắm kéo rút ra sẽ có màu nâu hổ phách đẹp mắt, không vẩn đục và có vị ngọt hậu vị từ đạm cá tự nhiên.

Các loài cá khác cũng có thể làm được nước mắm, nhưng với tỷ lệ thịt và ruột cá không hài hòa nên chỉ chiết xuất được lượng nhỏ nước mắm và độ đạm cũng không được cao. Một số loài phải băm chặt nhỏ, khuấy đảo để giúp thịt cá thủy phân nhanh hơn. Cách này làm nước mắm không còn độ tinh khiết và có mùi hương nặng vì cá bị ươn, màu nước mắm sậm đục vì khuấy đảo và độ đạm thấp do quá trình can thiệp như khuấy, trộn làm chậm quá trình hình thành đạm acid amin.

Với nguồn cá cơm tươi ngon, dồi dào tại cửa biển, thương hiệu Vạn Phần đã tận dụng lợi thế đó để tạo ra những giọt nước mắm cốt nhĩ có chất lượng cao nhất. Nước mắm Vạn Phần theo đó, là một sản phẩm nước mắm truyền thống mang đậm hương vị đặc trưng vùng miền với màu nâu hổ phách, vị ngon ngọt kết hợp hài hòa từ muối biển và ngọt hậu vị từ cá cơm tươi chính là những giá trị nổi bật của nước mắm Vạn Phần.

← Bài trước Bài sau →