CÙNG NƯỚC MẮM VẠN PHẦN TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MẮM VIỆT NAM!!
- Người viết: Tran Thai Hoc lúc
- Kiến thức
Đi tìm nguồn gốc của nước mắm, phong phú và chính cống nhất phải kể đến các văn kiện lịch sử từ đời hậu Lê. Đại Việt sử ký toàn tư bản khắc in vào năm 1697 là cuốn Việt sử đầu tiên có đề cập đến nước mắm. Trong cuốn sách có viết năm 997 vua Tống Chân Tông của nhà Tống đã bãi bỏ lệnh cống nạp nước mắm và các triều điều Trung Hoa trước đó đã ban bố với Đại Việt. Như vậy, ý kiến cho rằng người Việt đã sản xuất nước mắm từ trước năm 997 ở trên là hoàn toàn có căn cứ.
Qua từng thời đại vua chúa khác nhau, chúng ta thấy được sự phổ biến và nổi tiếng của nước mắm. Thậm chí, thứ gia vị bình dân này còn là vật cống phẩm như một loại sưu thuế. Sử Việt ghi chép lại, thời Lê mạt, nước mắm Hàm Hương vùng Cảnh Dương (Quảng Bình) được vua Lê – chúa Trịnh coi là vật phẩm cống. Nước mắm từ Nam Định và Ninh Bình là vật phẩm nộp thuế biệt nạp cho triều đình dưới triều vua Minh Mạng. Hay trong sách Đại Nam Nhất thống chí (tập 2, trang 257) cũng đề cập: “NƯỚC MẮM: Ở CỬA VẠN PHẦN LÀ NGON HƠN CẢ”
Theo thời gian, nước mắm dần trở nên phổ biến. Hầu như địa phương nào có biển đều phát triển nghề làm nước mắm. Đầu tiên chỉ làm cho nhà, chia sẻ với bà con làng xóm ăn. Dần dần nước mắm trở thành một sản phẩm buôn bán, giao thương không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài. Nhờ vậy chúng ta gìn giữ được giọt mắm Việt dù trải qua bao thăng trầm bể dâu của lịch sử. Nước mắm giờ đây đã đi ra ngoài biên giới quốc gia, là niềm tự hào của đất nước ta, dân tộc ta trước bạn bè thế giới.
Nước mắm Vạn Phần - Tự hào kế thừa Nước mắm truyền thống người Việt và đồng thời góp phần đưa linh hồn ẩm thực Việt Nam vươn tầm Thế giới